Khách Sạn Chờ Đợi Tử Thần Ở Ấn Độ

Dinesh Chandra Mishra đóng gói chiếc chăn len, màn, đồ dùng cá nhân và trích ra một phần tư tiền lương giáo viên về hưu để thuê một chiếc xe từ ngôi làng mình đang sống đến thành phố Varanasi. Những người lên cùng chuyến xe đó còn có em gái, bố mẹ ông. Mishra cho biết ngay từ lúc bắt đầu cho cuộc hành trình này, cảm xúc của ông rất khó diễn đạt bởi cả nhà ông đang trong chuyến đi với mục đích duy nhất: Chờ chết.

4-3223-1398744179.jpg

Một người phụ nữ nằm chờ chết ở Varanasi.

Nhiều năm trước đây, ông của Mishra cũng dành những ngày cuối cùng tại "ngôi nhà cứu rỗi" ở Vanarasi - nơi dành cho những người đang chuẩn bị thoát khỏi cõi trầm luân. Bà ngoại của Mishra cũng từng được đưa đến đây. Nhưng bà năn nỉ ông đưa mình về nhà. Về đến nhà ba ngày sau bà qua đời. Đây là một trong những điều khiến ông đau khổ nhất, bởi bà đã không thể được chết trong ngôi nhà có thể cứu rỗi linh hồn và thanh thản bước sang thế giới khác.

Không riêng nhà Misha, nhiều người dân Ấn Độ đều tin rằng được chết trong "ngôi nhà cứu rỗi" (Mukti Bhavan) ở Vanarasi có thể đạt được Moksha (đi tới cõi niết bàn). 

Varanasi nổi tiếng với "khách sạn" đặc biệt chuyên dành cho người đang hấp hối. Người Hindu tin vào nghiệp chướng và hy vọng nơi đây có thể giải thoát linh hồn, tha thứ cho những hành động xấu của họ trong cuộc đời nên họ có ước nguyện được chuyển đến đây trong những giây phút cuối cùng. Ngay cả một kẻ giết người khi chết tại nơi đây cũng có thể đạt được Moksha.

3-8166-1398744179.jpg

Du khách thập phương đổ về Varanasi tham quan.

"Khách sạn" chờ chết của những người hấp hối mong được siêu thoát nằm trên một con đường nhỏ hẹp, bên cạnh đó là vài cửa hàng bán hoa tồi tàn. Gạch được xây từ đầu thế kỷ 20 với mái làm bằng thạch cao. Ngôi nhà có 12 phòng, ban ngày được chiếu sáng bởi ánh sáng mặt trời và ban đêm thắp sáng bằng những bóng đèn huỳnh quang mờ nhạt.

Quản lý chốn thiêng liêng này là Bhairavnath Shukla, 60 tuổi. Trong suốt 43 năm làm việc tại đây, Bhairavnath cho biết ông không hề cảm thấy sợ hãi với những hồn ma. Ngược lại ông tin rằng mình được che chở bởi những linh hồn tốt. Ông cho biết nơi đây không phải là công viên, cũng không phải là trại tế bần để sẵn sàng chào đón những người vô gia cư mà chỉ đơn thuần giành cho những người chờ chết và mong muốn được siêu thoát. Những người đến đây bị bắt gặp có những hành vi tội lỗi như quan hệ tình dục sẽ bị "mời" ngay ra ngoài.

2-6522-1398744179.jpg

Ông Bhairavnath không sợ hãi với những linh hồn người chết.

Hàng đêm, Bhairavnath ngủ ngay trên chiếc giường kê ở phòng đầu tiên của ngôi nhà để có thể đón tiếp bất kỳ ai tới. Trên giá sách nhỏ kê rất nhiều cuốn sách, một trong số đó là cuốn sổ ghi lại tên tuổi những người đã chết ở đây. Tại đây, cái chết không được nhắc đến với cảm xúc thương tâm. Nhiều người coi đó là niềm vui, là sự giải thoát để tới miền cực lạc.

Người cha ốm yếu của Mishra được Bhairavnath "chuẩn đoán" sẽ không còn sống được bao lâu nữa. Ông là vị khách số 14.545 trong "cuốn sổ sinh tử" của Bhairavnath. Người khách thứ 14.544 là một người phụ nữ không chồng 105 tuổi. Bhairavnath tin rằng những người đến đây và chết đều ra đi trong thanh thản và bình yên.

Varanasi được biết đến như thành phố của ánh sáng hay biệt danh "điểm đến của sự chết chóc". Người dân nơi đây kiếm sống bằng việc tổ chức tang lễ cho những người đến đây để chết. Trong đám tang, người chết được khâm liệm và bao phủ với những tấm vải trắng, cúc vạn thọ và hỏa táng. Khách du lịch nước ngoài rất thích được theo dõi những nghi lễ mai táng ở Ấn Độ như thế này.

 

 

Trắc nghiệm
Thông tin
Hoàn tất

Vui lòng cung cấp thông tin chính xác để chúng tôi tiện liên hệ và trao giải thưởng.

Quý khách cần hỗ trợ? Vui lòng gọi: (08) 3989 7562

;